Tác hại của tia UV đối với làn da?
Nắng nóng cao điểm khắp cả nước và chỉ số tia UV vượt ngưỡng an toàn dễ gây sốc nhiệt, tổn thương da ở nhiều cấp độ
Tia UVA có thể tác động sâu vào bên trong da, làm tăng sinh men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs, từ đó làm đứt gãy, tiêu hủy các protein dạng sợi (collagen, elastin, laminin, fibronectin) và các phân tử proteoglycan. Do đó, da không chỉ xỉn màu do cháy nắng, mà sẽ thêm nhăn – khô – sạm nám, chùng nhão, chảy xệ, thậm chí ung thư da – những hậu quả nguy hiểm mà ít người nghĩ do ánh nắng.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ số tia cực tím (UV) an toàn khi nằm trong ngưỡng 0-2 (mức gây hại thấp), tới mức 3 đã bắt đầu gây tổn thương cho da. Trong khi đó, những ngày gần đây tại TP HCM, tia UV đạt mức 12 – mức nguy hiểm cực độ.
Chỉ số tia cực tím (UV Index) cao ở một số thành phố ngày 24/4-26/4
Tỉnh/thành | 24/4 | 25/4 | 26/4 |
TP HCM | 12 | 12 | 11 |
Đà Nẵng | 12 | 11 | 12 |
Đà Lạt | 12 | 12 | 12 |
Phú Quốc | 12 | 12 | 12 |
Sa Pa | 12 | 12 | 12 |
Chỉ số UV từ 11 trở lên, nếu tiếp xúc liên tục 10 phút với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ, nguy cơ bỏng da, cháy da rất cao.
Nguyên nhân:
Do tia UVB tác động trực tiếp lên lớp thượng bì, gây các tổn thương nông và cấp tính ở da như đen sạm, đỏ da, phỏng nắng, rám nắng.
Theo bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, nguyên giảng viên bộ môn Da liễu Đại học Y Dược TP HCM, trong khoảng một triệu bệnh nhân ung thư da được chẩn đoán mỗi năm tại Mỹ, có tới 70% trường hợp là do tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời.
Theo Skin Cancer Foundation, ánh nắng mặt trời tác động lên da sẽ tích lũy qua nhiều năm tháng, tấn công làn da theo cấp số nhân, gây nên hậu quả ngày càng nghiêm trọng, sự chống chọi của da với tia UV cũng giảm dần theo thời gian. Điều này lý giải vì sao ở tuổi 20 làn da còn dày và khỏe, chỉ cần sử dụng cách chống nắng từ bên ngoài như bôi kem đã có thể đem lại hiệu quả, khi bị cháy nắng cũng nhanh phục hồi hơn. Nhưng sau tuổi 30 cùng với quá trình lão hóa tự nhiên, sự suy giảm hệ trục thần kinh nội tiết và cấu trúc nền ở da, da sẽ yếu hơn trước, dễ bị “ăn nắng” hơn và khó phục hồi vết đen sạm do cháy nắng; dễ khô và nhăn, chảy xệ hơn khi tiếp xúc với tia UV thường xuyên.
Các nhà khoa học tại Đại học Yale (Mỹ) còn công bố một sự thật gây bất ngờ: tia UV vẫn tiếp tục âm ỉ phá hủy cấu trúc nền của da trong 4 giờ nữa sau khi ngừng tiếp xúc với chúng. Tia UV còn có thể xuyên qua kính, mũ, quần áo, thậm chí tấn công làn da ngay cả khi đứng trong bóng râm, nhất là trong khung giờ 10h-15h.
Giải pháp bảo vệ làn da khỏi tia UV?
Theo bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, da cũng có sức đề kháng với ánh nắng, suy giảm theo độ tuổi và khác nhau giữa người này với người khác. Ngoài 30 tuổi, da bị giảm “sức đề kháng” với tia UV, việc tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím, nắng nóng sẽ khiến cấu trúc nền của da hư tổn nhanh và trầm trọng hơn. Do đó, cần áp dụng các biện pháp “tăng sức đề kháng” cho da, chống nắng từ bên ngoà bằng kem chống nắng và chống nắng từ bên trong, hạn chế các tác hại nguy hiểm lên làn da và sức khỏe.
“Trong thời điểm nắng nóng, tia UV cao, mọi người cần uống nhiều nước, dinh dưỡng cân đối và có giải pháp bảo vệ làn da, đặc biệt là bảo vệ cấu trúc nền để chống nắng cho da từ bên trong”, bác sĩ Bạch Sương nhấn mạnh.
Tại Trung Mỹ, các nhà khoa học tìm được một loại thảo dược quý mang tên Polypodium Leucotomos (P. Leucotomos). Loại cây này đã được dùng để chống nắng hàng nghìn năm trước. Vương triều Inca và Aztec cổ đại thường dùng lá cây P. Leucotomos để đắp lên da nhằm làm dịu vết cháy nắng, thậm chí dùng P. Leucotomos để ăn như rau và uống như một loại trà. Theo số liệu của Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế về Ung Thư, ở khu vực Trung và Nam Mỹ đầy nắng nóng, các quốc gia có truyền thống sử dụng P. Leucotomos như Honduras, Nicaragua có tỷ lệ ung thư da thấp.
Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh P.Leucotomos có khả năng phòng vệ kép, giúp tái tạo và bảo vệ làn da trước tia UV, làm chậm quá trình lão hóa. Khi da bị tia UV tấn công, tinh chất này sẽ hoạt động như một lá chắn, giúp bảo vệ cấu trúc nền của da bằng cách giảm tác động của men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs, hạn chế hoạt động của tế bào hắc tố gây sạm da, đồng thời kích thích sự phát triển của các protein dạng sợi (bao gồm: collagen, elastin, laminin, fibronectin) và tăng cường sản xuất proteoglycan là những phân tử giữ nước quan trọng tạo nên sự săn chắc, tính đàn hồi và độ ẩm của da.
Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy, 48 giờ sau khi sử dụng các chế phẩm được chiết xuất tối ưu từ P. Leucotomos, cơ thể sẽ bắt đầu tái tạo và sửa chữa những tế bào da bị tổn thương. Đồng thời, khả năng chống tia UVA của da tăng gấp 3 lần và gấp 10 lần với tia UVB.
Bác sĩ Bạch Sương chia sẻ, hiện nay, với công nghệ chiết xuất hiện đại, tinh chất P. Leucotomos được sử dụng trong nhiều lĩnh vực y khoa, đặc biệt là chăm sóc da. Ngoài ra, khi được kết hợp với các loại thảo dược như Lepidium Meyenii, bộ đôi này còn nắm vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khỏe nền tảng và sinh lý cho phái đẹp, giữ gìn thanh xuân và làm chậm quá trình lão hóa.
Dựa Theo VNExpress